DANH MỤC SẢN PHẨM

Hổ trợ trực tuyến

Thiên Hải 1 - 0909 837 737

Thiên Hải 1 - 0909 837 737

Sales ( Ms. Trinh ) - 0348 543 530

Sales ( Ms. Trinh ) - 0348 543 530

Kỹ Thuật - 098 6996 383

Kỹ Thuật - 098 6996 383

Kinh Doanh - 0985 314 254

Kinh Doanh - 0985 314 254

sửa chữa máy nén

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Tính toán dung tích kho lạnh

Tính toán dung tích kho lạnh

 * Thể tích kho lạnh :

Thể tích kho được xác định theo công thức sau: V= E/Gv ( m3 )

Trong đó:
E – Năng suất kho lạnh,  tấn sản phẩm
gV – Định mức chất tải của các loại kho lạnh, Tấn sản phẩm/m3
Các chi tiết lắp đặt Panel: 

a- Tường-trần; b- Trần-trần; c- Tường-nền; d- Tường tường
1- Rivê; 2- Thanh nhôm góc; 3- Thanh nhựa; 4- Miếng che mối ghép; 5- Dầm mái; 6- Bách treo; 7- Thanh treo; 8- Thanh nhựa; 9- Miếng đệm; 10- Khoá cam-lock; 11- Nắp nhựa che lổ khoá

Tiêu chuẩn chất tải của các loại sản phẩm. 

Diện tích chất tải

Diện tích chất tải của các kho lạnh được xác định theo công thức sau: F=V/h ( m2)

Trong đó, 

F: Diện tích chất tải ( m2 )

H: Chiều cao chất tải của kho lạnh (m)

FXD= F/T (m2)
Chiều cao chất tải của kho lạnh phụ thuộc chiều cao thực tế h1 của kho. Chiều cao h1 được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh, trừ đi hai lần chiều dày cách nhiệt h1 = H – 2.δ

Như vậy chiều cao chất tải bằng chiều cao thực h1 trừ khoảng hở cần thiết để cho không khí lưu chuyển phía trên. Khoảng hở đó tuỳ thuộc vào chiều dài kho, kho càng dài thì cần phải để khoảng hở lớn để gió lưu chuyển. Khoảng hở tối thiểu phải đạt từ 500 ÷800mm. Chiều cao chất tải còn phụ thuộc vào cách sắp xếp hàng trong kho. Nếu hàng hàng hoá được đặt trên các giá thì khả năng chất tải lớn, nhưng nếu không được đặt trên giá thì chiều cao chất tải không thể lớn được.
Chiều cao phủ bì H của kho lạnh hiện nay đang sử dụng thường được thiết kế theo các kích thước tiêu chuẩn sau: 3000mm, 3600mm, 4800mm, 6000mm. Tuy nhiên khi cần thay đổi vẫn có thể điều chỉnh theo yêu cầu thực tế.
Chiều dày δ của kho lạnh nằm trong khoảng δ = 50 ÷ 200mm, tuỳ thuộc nhiệt độ bảo quản và tính chất của tường (tường bao, tường ngăn).

Diện tích cần xây dựng 

Diện tích kho lạnh thực tế cần tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh vv… Vì thế diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính toán ở trên và được xác định theo công thức:

dien-tich-can-xay-dung

FXD – Diện tích cần xây dựng, m2
βT – Hệ số sử dụng diện tích, tính đến diện tích đường đi lại, khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh vv… và được xác định theo bảng 2-6.

Bảng 2-6: Hệ số sử dụng diện tích

dien-tich-buong-lanh

Bảng 2-7 dưới đây giới thiệu kích thước của các kho lạnh
PANEL bảo quả trong ngành thuỷ sản ở Việt Nam dùng để tham khảo, trong đó tấn hàng qui chuẩn ở đây là tấn thịt.

Bảng 2-7: Kích thước kho bảo quản tiêu chuẩn

kich-thuoc-kho-bao-quan-tieu-chuan

Hình 2 -6 Bố trí bên trong kho lạnh

Hình 2 -6 Bố trí bên trong kho lạnh

Kết cấu kho lạnh

Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các tấm panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn.
Đặc điểm các tấm panel cách nhiệt của các nhà sản xuất Việt Nam như sau:
• Vật liệu bề mặt
– Tôn mạ màu (colorbond ) dày 0,5÷0,8mm
– Tôn phủ PVC dày 0,5÷0,8mm
– Inox dày 0,5÷0,8 mm
• Lớp cách nhiệt polyurethan (PU)

– Tỷ trọng : 38 ÷ 40 kg/m3
– Độ chịu nén : 0,2 ÷ 0,29 MPa
– Tỷ lệ bọt kín : 95%
• Chiều dài tối đa : 12.000 mm
• Chiều rộng tối đa: 1.200mm
• Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm
• Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và
200mm
• Phương pháp lắp ghép: Ghép bằng khoá camlocking hoặc
ghép bằng mộng âm dương. Phương pháp lắp ghép bằng khoá
camlocking được sử dụng nhiều hơn cả do tiện lợi và nhanh
chống hơn.
• Hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,018 ÷ 0,020 W/m.K
Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích thước kho thích hợp: kích
thước bề rộng, ngang phải là bội số của 300mm. Chiều dài của
các tấm panel tiêu chuẩn là 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800
và 6000mm

Trên hình 2-2 giới thiệu cấu tạo của 01 tấn panel
Cấu tạo gồm có 03 lớp chính: Hai bên là các lớp tôn dày 0,5÷0,6mm, ở giữa là lớp polyurethan cách nhiệt dày từ 50÷200mm tuỳ thuộc phạm vi nhiệt độ làm việc. Hai chiều cạnh có dạng âm dương để thuận lợi cho việc lắp ghép.
So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng nên sử dụng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được xếp vuông góc với các con lươn thông gió.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là camlocking đã được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc chắn.
Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được gắn bằng khoá camlocking. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu không panel sẽ bị võng ở giữa và có thể gãy gập.

Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở lắp ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông áp. Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn khi mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra.

Kết cấu kho lạnh panel

- Cấu tạo tấm Panel cách nhiệt

Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa, ở ngay cửa kho có lắp quạt màng dùng ngăn cản luồng không khí thâm nhập vào ra. Mặt khác do thời gian xuất nhập hàng thường dài nên người ta có bố trí trên tường kho 01 cửa nhỏ, kích thước 680x680mm để ra vào hàng. Không nên ra, vào hàng ở cửa lớn vì như thế tổn thất nhiệt rất lớn.
Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt tự mở chống nhốt người, còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng.
Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn, nên các dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.

Cách chọn nhiệt độ bảo quản thực phẩm

Kho lạnh với nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25 độ C ÷-30 độ C, ở nước ta thường chọn trong khoảng -18 độ C ± 2 độ C. Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm.

Vai trò của hệ thống lạnh trong nền kinh tế quốc dân

Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số rau quả thực phẩm.

Bảng 2-1: Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả

Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả

 

Đối với rau quả, không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 độ C, vì ở nhiệt độ này nước trong rau quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của chúng.

Bảng 2-2: Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi

Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi.

Bảng 2-3: Chế độ và thời gian bảo quản TP đông lạnh

Chế độ và thời gian bảo quản thực phẩm đông lạnh.

Về công dụng, các tấm panel cách nhiệt ngoài việc sử dụng làm kho bảo quản thực phẩm còn có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau cụ thể như sau :

Bảng 2-4: Các ứng dụng của panel cách nhiệt

Các ứng dụng của panel cách nhiệt.

 

 

THIEN HAI TST CO., LTD

Văn phòng: 38 Đường số 8, Phường Bình Hưng Hoà A,Quận Bình Tân, TP.HCM

Số Điện Thoại Liên Hệ:  02822 141 022

Chi nhánh Long Thành: Ngã Tư Lộc An, Quốc Lộ 51B, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

Chi nhánh Đà Nẵng: số 79 KDC 532, Đường Phạm Như Xương, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. 

Số Điện Thoại Liên Hệ: 02366 564 564

Email: thietbilanhthienhai@gmail.com - Website: www.thienhai.vn

Hotline: 0909 837 737

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)